Cây vạn lộc hay còn được gọi là cây thiên phú, là một loài cây thực vật lá mầm, thuộc họ Ráy. Cây thiên phú có tên khoa học là aglaonema rotundum pink, có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan, sau này được nhân giống và trở thành một loại cây phổ biến của các nước châu Á.
Cây vạn lộc hay còn được biết với một cái tên khác là cây thiên phú
Cây vạn lộc được rất nhiều người ưa chuộng bởi hình dáng nhỏ nhắn, tinh tế, mà còn sở hữu nhiều đặc điểm. Loại cây này thường được trồng trong không gian trong nhà và ngoài vườn để trang trí và tạo sự xanh mát cho không gian sống.
Cây vạn lộc có phần lá dày, màu xanh lục, lá non có màu hồng nhạt, viền màu xanh và nhiều đốm màu xanh dọc theo viền và gân lá, bề mặt bóng, rộng và mép lá lượn sóng. Lá càng giàu thì các đốm màu xanh càng ít đi, thay vào đó là những lá màu hồng đỏ, trải rộng khắp mặt lá, thường được gọi là cây vạn lộc đỏ.
Đặc điểm của cây vạn lộc
Ngoài ra, còn có cây vạn lộc xanh (hay cây vạn lộc trắng), mang vẻ đẹp hài hòa, nhẹ nhàng, có phần tinh tế nhờ sự kết hợp giữa màu xanh và trắng. Là một loại cây ưa sáng nhẹ, bóng râm nên thích hợp để trồng trong nhà. Bạn có thể trồng cây ở 2 dạng là trong đất và trồng thủy sinh.
Hình dáng cây có kích thước nhỏ, ngoại hình đẹp, màu sắc bắt mắt, với công dụng lọc khói bụi, hấp thụ chất độc hại dễ bay hơi, hoặc khí CO2 trong không khí nên rất được ưa chuộng để trang trí trong phòng khách hoặc phòng làm việc.
Hiện nay, cây vạn lộc được phân thành 2 loại phổ biến nhất là vạn lộc đỏ và vận lộc xanh, mỗi loại cây đều có những đặc điểm riêng biệt sở hữu tính thẩm mỹ và giá trị tài lộc.
Cây vạn lộc xanh
Vạn lộc xanh có lá màu xanh nhạt, ở giữa có gân trắng cùng với kiểu dáng thuôn dài sang trọng. Loại cây này có điểm nhấn nổi bật trong sân vườn, tạo thành một biểu tượng không thể thiếu trong không gian nội thất.
Cây vạn lộc xanh
Cây vạn lộc đỏ
Vạn lộc đỏ là một loại cây thân thảo, mọc theo bụi, không có sự phân cành và phân nhánh. Lá cây có hình dáng trứng lộn, dày và khi còn non thường có màu hồng phấn. Sau quá trình trưởng thành, lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, xếp tầng, đan xen với nhau tạo thành hình thù độc đáo, lạ mắt.
Loại cây này đã trở thành một trong những cây trồng được ưa thích, bởi không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang đến tài lộc cho gia chỉ. Bên cạnh đó, cây vạn lộc đỏ còn có khả năng hóa giải ám khí, tạo nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ.
Cây vạn lộc đỏ
Từ vạn lộc mang nhiều ý nghĩa tốt lành, trong đó, vạn là nhiều, chỉ một số lượng rất lớn, lộc là phúc lộc, chỉ tiền bạc và may mắn, Khi kết hợp 2 từ này lại, có thể hiểu vạn lộc là sự may mắn, phúc lộc sẽ đến không bao giờ hết, đặc biệt khi cây nở hoa. Đây được xem là một báo hiệu cho sự may mắn, tài lộc nảy nở trong gia đình.
Đặc biệt, vạn lộc đỏ được rất nhiều người ưa chuộng, bởi màu đỏ mang lại nhiều sự may mắn, điều tốt lành. Chính vì thế mà người ta thường trưng cây vạn lộc trong phòng khách để giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Bên cạnh đó, cây vạn lộc xanh còn là sự kết hợp giữa màu trắng và xanh, tạo nên không gian quý phái, thanh lịch, có khả năng xua đuổi những điều xấu trong gia đình.
Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc
Cây vạn lộc đỏ phù hợp với những người mệnh Hỏa bởi màu sắc của cây giống như lửa, giúp gia chủ mệnh Hỏa gặp nhiều tài lộc và may mắn.
Bởi người mệnh Hỏa có thiên bẩm năng động, thích mạo hiểm, nhưng lại quá bốc đồng nên sẽ gặp nhiều trở ngại, thậm chí là nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, khi trồng cây vạn lộc, người mệnh Hỏa nên chọn những chậu cây có gam màu lạnh, trắng để làm dịu và ổn định sứ mệnh.
Ngoài ra, người mệnh Thổ cũng phù hợp với loại cây này, bởi tích cách bền bỉ, vững chãi nên mang đến nhiều may mắn, tài lộc mà không sợ nguy hiểm như người mệnh Hỏa.
Tương tự như người mệnh Thổ, mệnh Thủy của cũng có thể trồng cây vận lộc trong nhà, tuy nhiên bạn nên trồng bằng cách thủy sinh để mang đến hiệu quả tốt hơn.
Cây vạn lộc đỏ phù hợp với những người mệnh Hỏa
Cây vạn lộc có khả năng thanh lọc không khí, tạo nên không gian sạch sẽ, mát mẻ. Chính vì thế mà loài cây này được cho là có thể trừ tà, nâng cao sức sống cho gia đình. Cây thường được trồng trong chậu nhỏ bằng sứ hoặc trồng thủy sinh nhằm trang trí phòng khách, nơi làm việc hoặc phòng ăn vừa có ý nghĩa về phong thủy lẫn tính thẩm mỹ.
Cây vạn lộc có khả năng thanh lọc không khí, tạo nên không gian sạch sẽ, mát mẻ
Để cây vạn lộc được sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường trong nhà lẫn sân vườn bạn cần biết cách trồng cũng như chăm sóc cây đúng cách. Cụ thể như sau:
Hiện nay có 2 cách trồng cây vạn lộc, đó là trên đất và trồng thủy sinh:
Trồng cây trên đất
Đất trồng cây vạn lộc phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp và đảm bảo thoáng khí. Bạn có thể mua đất dinh dưỡng ở các cửa hàng cây cảnh hoặc tự trộn than bùn, trấu, mùn và đất theo tỉ lệ bằng nahy để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho cây.
Nếu bạn trồng cây trong chậu, bạn nên chọn chậu có độ cao gấp đôi chiều dài của rễ, và có độ rộng gần bằng với tán cây để đảm bảo cây có không gian tăng trưởng tốt. Tránh chọn các loại chậu quá nhỏ sẽ khiến cho rễ cây bị hạn chế phát triển, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến màu sắc và hình dạng chậu cây cho phù hợp với tuổi và mệnh của mình nhằm gia tăng sự may mắn và tài lộc
Cách trồng cây vạn lộc trong đất
Trồng thủy sinh
Sau khi lấy cây vạn lộc ra khỏi đất, bạn làm sạch đất và cát ở rễ một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương ở rễ. Tiếp đến, bạn rửa sạch phần thân và lá cây, cắt tải và các phần lá bị hổng, héo, sau đó để cây ráo nước.
Cuối cùng, để giúp cố định phần rễ cây bạn có thể dùng một ít sỏi trắng, đồng thời nó cũng giúp chậu cây của bạn trở nên nổi bật hơn.
Cách chăm sóc cây vạn lộc
Cây vạn lộc là một loại cây phổ biến bạn có thể tìm mua ở hầu hết các cửa hàng bán cây cảnh hoặc trang thương mại điện tử. Giá của loại cây này có thể dao động từ 100 - 300 nghìn đồng/cây.
Tùy vào mỗi loại cây vạn lộc, hình dáng và kích thước của cây mà mức giá trên có sự chênh lệch đáng kể.
Space T tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về cây vạn lộc để gửi tới bạn đọc:
Cây vạn lộc để trang trí trên bàn làm việc
Cây vạn lộc đỏ mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ
Cây vạn lộc là điểm nhấn tuyệt vời cho mỗi khu vườn, mang lại một không gian sống tràn đầy may mắn
Với mỗi chiếc lá mềm mại cây vạn lộc điểm tô cho không gian sống thêm năng động
Cây vạn lộc đỏ tô điểm cho không gian khu vườn của bạn thêm nổi bật
Sự thanh lịch và sự quý phái của cây Vạn lộc làm cho không gian sống trở nên tinh tế và đẳng cấp
Với lá xanh mướt, cây vạn lộc là điểm nhấn tuyệt vời cho mỗi khu vườn, tạo ra một không gian sống tràn đầy sức sống và phong phú
Với vẻ đẹp lôi cuốn và cuốn hút, cây Vạn lộc đỏ làm cho mỗi khu vườn trở nên nổi bật và ấn tượng
cây vạn lộc đỏ rực rỡ làm cho không gian sống thêm phần ấm áp và thư thái
Với màu đỏ rực rỡ, cây Vạn lộc đỏ là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng, mang lại năng lượng tích cực cho không gian sống
Thân cây Vạn lộc đỏ thường có cấu trúc mạnh mẽ và chắc chắn, tạo nên một cảm giác vững chãi và mạnh mẽ
Lá của cây Vạn lộc đỏ thường có hình dáng sắc nét và màu sắc đậm, tạo ra một vẻ đẹp mạnh mẽ và quyến rũ
Cây Vạn lộc xanh thường có lá mảnh mai và màu xanh sáng, tạo ra một vẻ đẹp tươi mới và sảng khoái cho không gian xanh
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cũng như cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc. Hy vọng qua bài viết này, tìm mua, trồng và chăm sóc cây vạn lộc cho không gian nhà của mình thêm phần sinh động và tràn ngập năng lượng tích cực.
Đừng quên, Space T là nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và công ty nội thất hoàn toàn miễn phí chỉ sau một bước đăng ký kết nối vô cùng đơn giản. Đồng thời, Space T cũng cung cấp nền tảng Shop mua sắm nội thất, đồ gia dụng, đồ trang trí,...với vô vàn sản phẩm, giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi. Tham khảo Space T Shop ngay!
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop: 1. Bình xịt tưới cây 2. Hoa lá cành 3. Bình hoa - Chậu cây Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!
Link nội dung: https://oasisrestaurantaz.com/cay-van-loc-dac-diem-y-nghia-cong-dung-va-cach-trong-a13151.html