Tơ visco là gì? Có mấy loại, nguồn gốc lịch sử cũng như quá trình sản xuất ra sao? Ứng dụng của loại tơ này trong cuộc sống như thế nào? Chắc hẳn đây là thắc mắc của không ít người khi mà lần đầu làm quen, tìm hiểu về loại tơ vô cùng đặc biệt này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết, cơ bản nhất về chúng với những chia sẻ dưới đây. Đảm bảo sẽ cho bạn những kiến thức hữu ích và cách áp dụng trong cuộc sống hiệu quả nhất.
Tơ visco là gì? Chúng là là một loại tơ bán tổng hợp. Những sợi vải đó được tạo lên từ một số loại bột gỗ cây, chất xơ của xen-lu-lo-zo tái sinh. Các loại bột gỗ đó được lấy từ cây tre, đậu nành, mía…
Vải tơ visco có đặc điểm thấm mồ hôi tốt, rất thoáng khí
Vải tơ visco có đặc điểm thấm mồ hôi tốt, rất thoáng khí. Do đó chúng được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp dệt may, thời trang. Rất nhiều người đã chọn kiểu tơ visco cho sản phẩm của mình vì đặc điểm nổi bật, tính bền và thẩm mỹ mà chúng mang lại, đồng thời so với các loại tơ khác chi phí của chúng cũng tương đối rẻ.
Tơ visco có đặc điểm nổi bật, tính bền và tính thẩm mỹ cao
Tơ là nguyên liệu để tạo lên vải, vì vậy việc tìm hiểu bước đầu về chúng là rất quan trọng đặc biệt ai đang làm về lĩnh vực thời trang. Vậy tơ gồm có mấy loại? Hãy cùng điểm qua các loại tơ chính đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường gồm:
Tơ thiên nhiên có tính thẩm mỹ cao cùng giá trị kinh tế lớn
Một trong những loại tơ được đánh giá rất cao về độ mịn, đẹp chính là tơ thiên nhiên. Chúng thường có tính thẩm mỹ cao cùng giá trị kinh tế lớn.
Tơ thiên nhiên chính là những vật liệu polime được lấy từ nguồn thực vật, động vật. Chúng được tạo thành tơ trực tiếp mà không cần phải trải qua bất cứ sự can thiệp của tác động hóa học nào. Hiện các loại tơ thiên nhiên phổ biến trên thị trường gồm: tơ tằm, gai, len, bông, amiang. Những loại tơ này được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống đặc biệt là lĩnh vực thời trang.
Tơ hóa học là loại tơ được sản xuất bằng phương pháp hóa học. Riêng loại tơ này sẽ bao gồm: tơ nhân tạo, tơ tổng hợp, tơ nilon và tơ nitron. Mỗi loại sẽ có công thức sản xuất cũng như đặc điểm riêng.
N (số mắt xích) = Độ polime hoá = Hệ số polime hoá
Tơ nhân tạo là các loại sợi được tạo ra từ các chất liệu hóa học khác nhau thông qua quá trình chế biến và tái chế.
Tơ tổng hợp là loại tơ sợi được sản xuất lên bởi các polime tổng hợp. Hiện có rất nhiều các loại sợi tơ tổng hợp được sử dụng rộng rãi như tơ poliamit, tơ polieste…
Tơ nilon được sản xuất từ hóa chất dầu mỏ, than đá. Loại tơ này có trọng lượng nhẹ, bền nhiệt, chống mài mòn, có khả năng ngăn gió lạnh và khí. Vì thế chúng cũng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
Công thức: HOOC[CH2]4COOH và hexametylenđiamin NH2[CH2]6NH2.
Đây là loại tơ được tổng hợp từ hợp chất vinyl xianua. Tơ nitron (olon) có độ bền, dai cùng khả năng giữ nhiệt khá tốt. Chúng được sử dụng để dệt vải may quần áo, sợi len…
Chúng được làm từ chất liệu cellulose-axetat. Loại tơ này có độ mềm dẻo cao nhưng loại tơ này không thực sự bền.
Vải visco là một loại vải gần giống với vải cotton vì thế không ít người đã bị nhầm giữa 2 loại vải này. Vải visco được tạo lên từ tơ visco, có nhiều đặc điểm nổi bật như thoáng khí, thấm hút tốt….
Vải visco có mặt khá lâu trên thị trường, chúng được xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1800 tại châu Âu. Ngày đó, đa số các loại vải đều được dùng từ sợi tơ tằm từ tự nhiên do đó khá đắt. Loại vải visco ra đời có độ mô phỏng gần giống với sợi tơ tằm nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Nhờ có sự xuất hiện của chúng mà nhiều sản phẩm thời trang ra đời
Vào năm 1892, vải visco chính thức được cấp bằng sáng chế và đưa ra ứng dụng rộng rãi. Quy trình sản xuất loại vải này được cấp bằng sáng chế cho 3 nhà khoa học người Anh gồm Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle. Năm 1905 loại vải này chính thức được đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhờ có sự xuất hiện của chúng mà nhiều sản phẩm thời trang ra đời, nhiều người có thể tiếp cận nhiều hơn với các trang phục đẹp.
Muốn có được những tấm vải visco chất lượng cao, cellulose đảm bảo độ tinh khiết
Quy trình sản xuất vải visco là điều mà không ít người quan tâm hiện nay. Bởi vậy chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy trình sản xuất vải visco đơn giản với các bước cơ bản như sau:
Quy trình sản xuất khá phức tạp để có thể tạo ra được những thước vải chất lượng
Như thế, quy trình sản xuất vải visco sẽ trải qua 6 bước. Đây là quy trình sản xuất khá phức tạp để có thể tạo ra được những thước vải chất lượng, mỗi khâu đều cần kiểm soát chặt chẽ. Đầu vào luôn được kiểm tra về độ tinh khiết trước khi bắt đầu. Chính vì thế những sản phẩm được làm từ tơ visco vô cùng bền, thấm hút tốt và có nhiều ưu điểm nổi bật.
Tơ visco được phân ra thành 3 loại với từng đặc điểm riêng biệt. 3 loại tơ visco phổ biến với từng đặc tính cụ thể được kể đến như sau:
Vải visco nguyên chất ứng dụng rất nhiều trong nội thất và ngành may mặc.
Vải visco nguyên chất là loại vải phổ biến nhất. Chúng mang đầy đủ đặc điểm của vải visco từ độ thấm hút, độ bền đến sự thông thoáng… Loại vải visco nguyên chất này được ứng dụng rất nhiều trong nội thất và ngành may mặc.
HWM Rayon cũng là một thành phẩm rất đáng được chú ý hiện nay. Chúng mang tới khả năng thấm hút cao, giữ hơi ấm rất tốt. Đặc biệt hơn khi quá trình tạo độ bóng và vệ sinh lại rất đơn giản, linh hoạt. Vì vậy, sản phẩm được tạo ra từ vải HWM Rayon luôn được đông đảo người dùng yêu thích lựa chọn.
Đây là loại vải visco được tập trung vào độ bền khi có khả năng chịu tác động của lực lớn. Chúng thường được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, lốp xe.
Tơ visco được tạo lên từ sự kết hợp của bột cây gỗ cùng chất xơ
Tơ visco được tạo lên từ sự kết hợp của bột cây gỗ cùng chất xơ. Vì thế chúng mang nhiều đặc điểm về ưu nhược điểm riêng. Một vài thông tin cụ thể được điểm qua như sau:
Tơ visco sẽ được điều chế trực tiếp bằng các phản ứng hóa học hòa tan. Chúng sẽ được điều chế bằng việc hòa tan xenlulozo trong dung dịch NaOH loãng, sau đó sẽ thu được kết quả là một dung dịch dạng keo có độ nhớt, có độ đàn hồi đó chính là tơ visco. Cách điều chế khá đơn giản.
Tơ visco có kết cấu mỏng, nhẹ do đó chúng tạo lên loại vải có độ thoáng khí rất cao
Tơ visco hay chính là vải visco mang nhiều ưu điểm nổi bật. Chính điều đó đã giúp chúng trở thành sự lựa chọn được ưu tiên nhiều hơn bởi người tiêu dùng, các nhà sản xuất hiện nay. Các ưu điểm cụ thể được kể đến gồm:
Giá thành rẻ: Ưu điểm đầu tiên chính là giá thành rẻ, dù có rất nhiều đặc điểm của vải tơ tằm nhưng giá thành của loại vải visco lại rẻ hơn rất nhiều.
Thoáng khí: Tơ visco có kết cấu mỏng, nhẹ do đó chúng tạo lên loại vải có độ thoáng khí rất cao. Đặc biệt loại tơ này không giữ nhiệt, có độ thấm hút rất tốt nên đảm bảo không bị ẩm ướt hạn chế nảy sinh nấm mốc.
Mềm mại: Vải visco có độ mềm mại cao gần giống với vải tơ tằm. Chúng mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.
Tơ visco bền màu, kháng axit tốt: Vì đặc tính này mà người dùng có thể yên tâm về độ bền, nét đẹp thẩm mỹ theo thời gian của loại vải visco này. Chúng luôn giữ form dáng cùng màu sắc rất tốt. Đặc biệt có thể nhuộm khá đa dạng màu mang nhiều lựa chọn cho người dùng.
Dễ dàng phân hủy và tái chế: Là loại tơ bán tổng hợp nhưng được tạo lên từ bột gỗ cây nên khả năng phân hủy cao. Tơ visco cũng dễ dàng tái chế, khả năng tiết kiệm tối ưu. Đặc biệt chúng với độ mềm, dễ tạo form nên có thể thiết kế dễ dàng, tạo kiểu đơn giản.
Các sản phẩm được làm từ tơ visco có độ co giãn tốt, rất dễ bị co lại sau giặt
Vải polyester là gì? 4 đặc điểm vải Poly trong may mặcBên cạnh ưu điểm thì tơ visco cũng có những mặt hạn chế riêng. Một vài nhược điểm của vải từ tơ visco được kể đến như:
Ảnh hưởng tới hệ sinh thái: Tơ visco được tạo lên từ bột gỗ cây nên chúng gián tiếp nâng cao tình trạng phá rừng, tận thu gỗ tạp. Điều này gây nên mất cân bằng sinh thái.
Hóa chất gây ảnh hưởng môi trường: Tơ visco cũng cần có lượng hóa chất nhất định để tạo ra thành phẩm. Do đó chúng cũng đã tác động tiêu cực một phần lên môi trường đặc biệt nếu nhà máy sản xuất không có các biện pháp xử lý thật tốt.
Dễ bị giãn: Các sản phẩm được làm từ tơ visco có độ co giãn tốt, rất dễ bị co lại sau giặt. Vì thế sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị giãn, nhăn.
Dễ cháy: Vải visco dễ bị cháy, độ mài mòn cao. Đồng thời loại vải này cũng rất khó vệ sinh, bảo quản.
ơ visco là một trong những nguyên liệu sản xuất được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống
Tơ visco là một trong những nguyên liệu sản xuất được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Một vài ứng dụng cơ bản của loại tơ này được điểm qua như sau:
Ngành dệt may, thời trang sử dụng loại tơ visco này là nhiều nhất. Nhờ đặc tính mềm như sợi tơ lụa nên chúng được ứng dụng để may các bộ trang phục cao cấp như áo dài , đầm dạ hội, váy, sơ mi nữ … Thậm chí chúng còn được dùng để may đồ trượt tuyết, quần áo mặc hàng ngày.
Các loại vải visco được ứng dụng trong thời trang rộng rãi
Bên cạnh đó chúng cũng được ứng dụng trong may ga giường, khăn trải bàn, rèm cửa… Với sự đa dạng ở màu sắc, công nghệ sản xuất họa tiết ngày một phát triển các loại vải visco ngày một được ứng dụng trong thời trang rộng rãi hơn.
Bên cạnh được sử dụng trong ngành dệt may, thời trang như một loại vải thông thường, vải visco còn được ứng dụng khá nhiều các ngành khác. Chúng được đặc biệt sử dụng trong việc sản xuất vỏ xúc xích, lốp xe, dây đai ô tô, giấy bóng kính…
Luôn cố gắng giặt các sản phẩm từ tơ visco bằng tay.
Tơ visco có những đặc tính như bền màu, thoáng khí… nhưng ngược lại cũng rất dễ bị co giãn. Do đó bạn cần biết cách bảo quản tơ visco để mang đến độ bền đẹp tốt nhất. Một vài hướng dẫn về cách bảo quản các loại trang phục đến từ tơ visco được điểm qua như sau:
Tơ visco chính là một loại tơ nhân tạo nhưng mang đặc tính gần giống với tơ tằm, voan, vải voan lụa . Với nhiều ưu điểm nổi bật chúng đã được ứng dụng trong cuộc sống đặc biệt là ngành dệt may, thời trang để tạo lên các trang phục sang trọng.
Xem thêm:
30+ kiểu áo sơ mi sang chảnh đẹp được yêu thích nhất 2023
10+ mẫu áo dài cách tân đẹp và cách phối đồ cực duyên dáng
30+ Áo sơ mi nữ kiểu Hàn Quốc siêu xinh, sành điệu giá tốt
Link nội dung: https://oasisrestaurantaz.com/to-visco-la-gi-99-thong-tin-ve-dac-diem-ung-dung-dieu-che-a13027.html