Mang thai là hành trình thiêng liêng cao cả nhưng cũng ẩn chứa nhiều thử thách. Để có một thai kỳ đúng nghĩa “mẹ tròn con vuông”, em bé khỏe mạnh, thông minh, ông cha ta có rất nhiều điều kiêng kỵ khi mang thai. Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai mà mẹ bầu nên biết và sự thật về chúng!
Ông cha luôn dặn bà bầu không nên bước qua võng, dây hoặc những thứ liên quan đến chúng. Bởi theo các cụ, mẹ làm như vậy khiến em bé bị dây rốn quấn cổ, dễ gây sảy thai, sinh non và nguy hiểm đến tính mạng em bé.
Trên thực tế, dây rốn quấn cổ có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng kể cả không có quan niệm này, mẹ cũng nên chú ý mỗi khi bước qua dây qua võng. Bởi nếu chú ý chút thôi mẹ có thể bị vấp ngã cũng như gây nguy hiểm cho thai nhi.
Đây thường là quan điểm của những người bán hàng ngày xưa. Mọi người tin rằng, bà bầu mở hàng sẽ mang đến nhiều điềm xui xẻo, khiến cửa hàng ế ẩm khó buôn bán. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm của xưa cũ vì hiện nay mẹ bầu lại là khách hàng chính của những shop bà bầu, trẻ sơ sinh,…
Điều kiêng kỵ thứ 3 là không nên nằm ngửa. Bởi nằm ngửa sẽ khiến nhau dính vào thai nhi, khiến em bé không có không gian để phát triển cũng như thiếu dinh dưỡng. Đây là tình huống nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Còn theo khoa học hiện đại, bác sĩ cũng có chung quan điểm bởi nằm ngửa sẽ khiến tử cung chèn ép tĩnh mạch khoang dưới. Điều này làm cản trở khả năng lưu thông khí huyết tới nhau thai. Vì thế tư thế lý tưởng cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang bên trái hoặc bên phải.
Phụ nữ đeo vòng tay, vòng cổ tương tự như tràng hoa quấn cổ hoặc khiến con trẻ mất duyên. Nhưng với chị em hiện đại ngày nay sẽ không quá chú trọng đến quan niệm này. Bởi trang sức là cách mẹ làm đẹp cho bản thân, giúp thư giãn tinh thần.
Tuy nhiên, về thói quen sử dụng trang sức, mẹ nên chú ý không nên đeo trang sức quá chật vì ảnh hưởng đến lưu thông máu. Mẹ cũng cần chọn loại vật liệu lành tính, không khiến da kích ứng, mẩn đỏ. Ngoài ra, nếu đến những nơi dễ bị cướp giật thì tốt nhất mẹ tránh dùng đồ quá quý giá để không bị bất cẩn xô ngã.
Có lẽ điều này là vô cùng khó khăn với những ông bố bà mẹ trong thời đại công nghệ này. Bởi rất nhiều phụ huynh thích thú khoe hình em bé chưa ra đời trên mạng xã hội như lời thông báo và mong muốn nhận sự chúc phúc từ mọi người. Nhưng với các thế hệ trước, chụp hình là không may mắn và khiến em bé mất duyên.
Quả cà có âm tiết giống với từ “cà” lăm, tức là nói lắp. Vì thế mẹ phải kiêng ăn cà để con sau này nói năng trôi chảy, không bị tật khi nói chuyện. Dù vậy quan niệm nay vẫn chưa có chứng minh khoa học cụ thể.
Theo y học hiện đại, mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều cà. Đây là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, thậm chí còn chứa một số chất không tốt nên mẹ cần hạn chế ăn.
“Muốn con ngoan ngoãn thì đừng ngồi trước cửa nhà”. Theo quan niệm người xưa, trước cánh cửa là xã hội xô bồ, bão tố còn sau cánh cửa là gia đình êm ấm, yên bình. Lời dạy bảo này nhắc nhở các mẹ cần chú ý vị trí ngồi hàng ngày để em bé sinh ra không bướng bỉnh, khó dạy.
Ốc có hương vị rất thơm ngon nhưng ông cha lại không muốn bà bầu ăn vì sợ con chảy nước dãi. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh cho điều này. Nhưng ăn ốc quá nhiều sẽ khiến mẹ dễ nhiễm giun, nhiễm sán bởi đây là nơi cư trú của nhiều vi sinh vật. Vì thế mẹ cần hạn chế ăn ốc và phải sơ chế thật kỹ, “ăn chín uống sôi” để đảm bảo sức khỏe.
Bát chén không lành lặn khá giống với hình ảnh em bé bị sứt môi. Theo cách nhìn hiện đại thì đây giống như dị tật bẩm sinh hở hàm ếch. Vì vậy nếu mẹ muốn trẻ khỏe mạnh chào đời với khuôn miệng lành lặn thì phải chọn chiếc bát nguyên vẹn để ăn cơm.
Nhìn nhận thực tế thì nhằm phòng ngừa những dị tật trên, bát đũa không liên quan gì nhiều. Thay vào đó, mẹ bầu cần khám sàng lọc trước khi mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý khi ăn uống để không bị thương vì dụng cụ bát chén sứt mẻ.
Làm đẹp, cụ thể ở đây là trang điểm có thể khiến con mất duyên. “Mất duyên” hay không thì khoa học vẫn chưa có bằng chứng chứng minh. Nhưng với mẹ mang bầu thì khi trang điểm cần lựa chọn mỹ phẩm an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi. Ưu tiên nhất là mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Học đi, học đứng, học ngồi, ông cha cũng khuyên các mẹ phải chú ý cả cách ăn. Bởi người xưa quan niệm, vừa đi vừa ăn sẽ đẻ con rơi rớt ngoài đường. Tình huống này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con vì không được chăm sóc kịp thời, thậm chí tăng nguy cơ băng huyết, viêm nhiễm hoặc làm con bị thương.
Ủ rũ như một dấu hiệu cho thấy tâm trạng mẹ đang buồn bã, không vui. Với quan niệm ngày xưa, người mẹ luôn ủ rũ thì con sau này cũng sẽ có tính cách u sầu, kém tươi. Chắc chắn không một bố mẹ hoặc ông bà nào muốn như vậy đúng không ạ!
Và đúng như vậy tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý và sinh lý thai nhi. Mẹ bầu hạnh phúc thì em bé sẽ khỏe mạnh, năng động hơn. Ngược lại mẹ ủ rũ, âu sầu sẽ khiến em bé trầm tính, u uất hơn trẻ bình thường.
Rướn người là động tác sử dụng đầu ngón chân để giữ trọng lượng còn tay sẽ cố gắng vươn ra để với đồ hoặc lấy đồ. Người xưa cho rằng rướn người như vậy sẽ khiến dây rốn quấn quanh cổ.
Quan niệm này chưa được chứng thực nhưng mẹ bầu cũng không nên rướn người. Đây được coi là động tác khá nguy hiểm. Bởi thực tế, cơ thể mang thai khá cồng kềnh, nếu mẹ dồn trọng lực không tốt có thể bị té ngã.
Bà bầu đi du lịch xa dễ sinh non hoặc sảy thai. Thực tế quan điểm này có rất nhiều ý đúng. Bởi nếu mẹ di chuyển liên tục trong thời gian dài sẽ dễ mệt mỏi, vất vả. Khi đó chuyến đi không còn là thời gian để mẹ tận hưởng nữa, thậm chí “hành” mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Điều này làm tăng nguy cơ tiền sản giật, vỡ ối hoặc chuyển dạ sinh non. Do đó mẹ có thể lựa chọn phương thức du lịch nhẹ nhàng, ít vận động và tận hưởng nhiều hơn.
Khi biết đến công dụng của trà và cafe, ông cha tin rằng hai loại thức uống này sẽ khiến sức khỏe mẹ bầu và em bé suy giảm. Đúng như vậy, những thức uống chứa cafein như này sẽ khiến nhịp tim của mẹ tăng lên, gây cảm giác lo lắng bồn chồn và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tiêu, ớt, ngũ vị hương, quế, thì là, hồi,… là những gia vị xếp vào hàng có tính cay nóng. Chúng dễ làm đường ruột mất nước, giảm khả năng tiết dịch tiêu hóa từ đó gây nóng trong, đau dạ dày, xuất huyết hoặc táo bón.
Gia vị cay nóng dễ khiến mẹ bầu bị đau dạ dày hoặc táo bón
Bà bầu đi đám ma về dễ bị ốm hoặc sức khỏe suy yếu. Bởi đám ma thường kèm theo “hơi lạnh”, chính là vi khuẩn từ thi thể người mất phát tán ra. Nếu mẹ bầu có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh.
Dáng ngồi xổm của các bà các chị ngày xưa bị đánh giá là kém duyên. Vì thế mẹ ngồi xổm sẽ khiến em bé bị mất duyên. Duyên ở đây là nét duyên dáng hoặc chỉ mối quan hệ giữa người với người.
Còn theo các chuyên gia sản khoa, bà bầu chính xác là không nên ngồi xổm. Nhưng nguyên nhân chính ở đây là ngồi xổm sẽ ảnh hưởng đến cột sống, chèn ép bụng dưới và bàng quang. Đôi khi ngồi xổm đứng lên sẽ khiến mẹ mất cân bằng, hoa mắt, chóng mặt và dễ ngã hơn.
Các mẹ được khuyên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, đặc biệt là thuốc tây. Bởi một số thành phần có thể gây dị tật thai nhi hoặc kích thích các cơn co gò tử cung, gây sảy thai hoặc dọa sảy. Vì vậy mẹ bầu cũng cần bảo vệ sức khỏe thật tốt để không phải dùng thuốc. Đồng thời, khi bị bệnh, mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của chuyên gia.
Thuốc lá, rượu bia cũng là điều kiêng kỵ nhất định mẹ phải nhớ. Bởi chúng sẽ làm giảm khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó thai nhi không đủ chất cho quá trình phát triển, đặc biệt những tháng đầu thai kỳ.
Suy nghĩ tiêu cực, stress không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của thai nhi mà tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Stress khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau lưng, tiểu đường thai kỳ hoặc trầm cảm khi mang thai,…
Hóa chất độc hại hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể trong quá trình tiếp xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai mẹ đặc biệt phải lưu ý. Nhiều trường hợp đã xuất hiện dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non, thai nhi yếu ớt hoặc các bệnh lý khác cho người mẹ. Vì vậy mẹ cần tuyệt đối tránh xa bất kỳ chất độc hại hoặc không rõ nguồn gốc nào trong cuộc sống.
Vận động mạnh, leo cầu thang đều là những hình thức mất nhiều sức và dễ gây nguy hiểm cho mẹ bầu nếu chẳng may trượt ngã. Đặc biệt trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối là thời kỳ nhạy cảm, dễ bị động thai nếu có tai nạn xảy ra.
Khi giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài sẽ khiến tuần hoàn máu đến các chi bị chậm lại. Mẹ bầu sẽ cảm thấy tay chân tê rần, chuột rút hoặc hoa mắt chóng mặt. Thậm chí mẹ có thể loạng choạng và ngã khuỵu xuống. Để đề phòng tình huống xấu xảy ra, mẹ thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế, co duỗi tay chân nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hơn.
Thai 3 tháng đầu chưa ổn định và dễ bị tác động bởi sinh hoạt, thói quen ăn uống. Chính vì vậy quan hệ trong giai đoạn đầu này làm tăng nguy cơ dọa sảy, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến quá trình làm tổ.
Còn với 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt 1-2 tháng trước khi chuyển dạ thì mẹ bầu có thể quan hệ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý vận động nhẹ nhàng và tư thế phù hợp, không chèn ép thai nhi để không chuyển dạ sớm hoặc vỡ ối.
Bà bầu không được đi X - quang hoặc tiếp xúc với những chất phóng xạ khác. Bởi những tia này có thể xuyên qua cơ thể mẹ và làm thay đổi một số cấu trúc cơ thể thai nhi đang phát triển, từ đó gây dị tật bẩm sinh, dị dạng.
Dù có thể giúp mẹ luyện tập vận động nhưng tư thế của đạp xe sẽ tác động liên tục vào phần bụng dưới. Tư thế khá nguy hiểm cho em bé, gây đau bụng hoặc làm chèn ép phôi thai Ngoài ra, mẹ đạp xe quá lâu dễ khiến xương chậu đau nhức, khó chịu hoặc mệt mỏi.
Từ môi trường nóng mẹ bước ra ngoài tạo ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tình huống này dễ khiến mẹ bị tụt huyết áp, giảm tốc độ lưu thông máu, ngất, giãn tĩnh mạch,… Vì vậy mẹ nên chú ý thời gian tắm rửa, đặc biệt trong thời tiết lạnh giá.
Do nội tiết tố thay đổi nên nhiều mẹ gặp tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này, nhiều mẹ lựa chọn đi làm tóc bằng cách hấp, uốn, nhuộm,… Trong khi đó đa phần sản phẩm làm tóc đều chứa nhiều hóa chất độc hại, đặc biệt có hại với cơ địa nhạy cảm như bà bầu.
Do đó mẹ vẫn nên hạn chế tối đa tiếp xúc với những hóa chất làm tóc. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng những sản phẩm lành tính dành riêng cho bà bầu hoặc tận dụng cỏ cây tự nhiên như bồ kết, hương nhu, mần trầu,…
Một quan niệm của ông bà ngày xưa rằng mua đồ sơ sinh sớm sẽ khiến em bé đòi ra ngoài sớm, tương đương với việc sinh non. Đặc biệt số 7 được coi là số không đẹp, dễ mang điềm xui xẻo, nên nếu mua đồ vào tháng thứ bảy thai kỳ sẽ làm tăng tỷ lệ sinh non hoặc đem lại điều không may mắn cho gia đình.
Nhìn chung, ông cha ta có rất nhiều quan niệm cho mẹ bầu khác nữa. Một số dựa trên kinh nghiệm thực tế, số khác chỉ do suy luận hoặc phong tục từng vùng miền. Vì vậy mẹ bầu cần phải chọn lọc những điều kiêng kỵ phù hợp để chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt hơn, tránh mê tín dị đoan dẫn đến thói quen không tốt cho cơ thể.
Điều quan trọng là mẹ cần chú trọng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và xây dựng thói quen sinh hoạt, vận động khoa học. Mẹ cũng đừng quên đi khám thai định kỳ tại các cơ sở uy tín để kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe không mong muốn và có phương án điều trị sớm.
Như vậy qua bài viết trên đây, mẹ đã nắm được những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai. Nếu mẹ muốn tư vấn kỹ hơn các vấn đề sức khỏe thai kỳ khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) nhé!
Link nội dung: https://oasisrestaurantaz.com/30-dieu-kieng-ky-trong-dan-gian-khi-mang-thai-me-can-luu-y-a12358.html