Sữa chua hay còn gọi là yaourt là một sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ em. Sữa chua có chứa các chất dinh dưỡng như canxi, kali, protein, vitamin A, C, B6, B12…
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Sữa chua có chứa 1 lượng lớn đường, đạm, protein, chất béo và các vitamin, khoáng chất, các lợi khuẩn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Một số loại sữa chua có chứa DHA là thành phần hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ.
- Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện hệ khuẩn ruột: Sữa chua cung cấp cho bé một lượng lớn các vi khuẩn có lợi Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, sữa chua cũng có tác dụng lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột đối với các trường hợp tổn hại vi khuẩn đường ruột.
- Sữa chua dễ ăn và dễ tiêu hóa: Sữa chua có vị chua chua rất dễ ăn đặc biệt là đối với trẻ em. Sữa chua có thể giúp bé giảm các chứng biếng ăn, táo bón, tiêu chảy do tiêu hóa hấp thụ kém.
Tuy sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng nhưng trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất thì không phải mẹ nào cũng biết.
Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời cho trẻ em (Ảnh minh họa)
Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng, trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn, việc bé mấy tháng ăn được sữa chua hoặc các thực phẩm khác sẽ bắt đầu từ giai đoạn 6-12 tháng tuổi. Từ 7 tháng trở đi, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua, tuy nhiên, cần phải đảm bảo đó là loại sữa chua dành cho trẻ em.
Sữa cho dành riêng cho trẻ em là loại sữa chua được làm từ sữa công thức và đảm bảo được tính an toàn, hạn chế được những nguy cơ gây dị ứng, thích hợp với sức khỏe và sự phát triển của các bé. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua nguyên chất hoặc trộn thêm các loại hoa quả mà bé yêu thích.
Bé có thể ăn được sữa chua từ tháng thứ 7 (Ảnh minh họa)
Nhiều phụ huynh thường quan niệm, việc cho trẻ ăn nhiều sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn nên đã "thả cửa" mà cho trẻ ăn bất cứ lúc nào. Tuy vậy, đây là quan niệm không đúng bởi nếu cho trẻ ăn sữa chua quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến sự bài tiết trong môi trường dạ dày, làm giảm sự thèm ăn của trẻ và khiến trẻ lạnh bụng dẫn đến vấn đề tiêu chảy. Vì thế, liều lượng ăn sữa chua cho trẻ được khuyến cáo theo độ tuổi như sau:
- Với trẻ từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi: ăn từ 50ml -100ml/ngày, loại trắng, không đường và có thể kết hợp cùng trái cây.
- Với trẻ từ 1-3 tuổi: ăn từ 100ml - 200ml/ngày, loại ít đường.
- Với trẻ từ 3 tuổi trở lên: ăn từ 200ml - 300ml/ngày, có thể là loại có đường, ít đường hoặc không đường.
Để trẻ ăn sữa chua có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng mẹ cần chú ý đến cách cho bé ăn sữa chua.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi lần đầu ăn sữa chua mẹ cho ăn lượng vừa phải, ăn tối đa 50g/ lần và ăn 2 lần/ tuần. Mẹ nên chọn sữa chua không đường, không nên cho con ăn sữa chua có đường vì lượng đường trong sữa có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của bé. Mẹ cho con ăn sữa chua quá thường xuyên cũng có thể gây ảnh hưởng dạ dày bé, làm bé lạnh bụng, đi ngoài…
- Về thời gian ăn thì mẹ nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn 1- 2 tiếng giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giúp bảo vệ dạ dày bé. Mẹ có thể cho con ăn sữa chua trước khi đi ngủ 30 phút.
- Các loại sữa chua cho bé tốt nhất lựa chọn tại các cơ sở uy tín, ngoài ra mẹ có thể tự làm sữa chua tại nhà để cho bé ăn đảm bảo vệ sinh.
Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách để có được những lợi ích tuyệt vời (Ảnh minh họa)
- Trẻ bị dị ứng sữa, không dung nạp lactose với các dấu hiệu như nổi các nốt đỏ, mảng đỏ gây ngứa, sưng tấy quanh môi hoặc mắt, nôn mửa trong vài giờ sau ăn... thì mẹ không cho con ăn sữa chua. Hoặc nếu cho con ăn thì cần được bác sĩ chỉ định.
- Không được để sữa chua là món chính thay thế các món khác dành cho bé.
- Khi bé chưa được 1 tuổi thì không pha sữa chua cùng mật ong.
- Không cho bé ăn loại sữa chua không béo hoặc ít béo trước khi bé được 2 tuổi, trừ khi được bác sĩ yêu cầu.
- Trước khi mua, mẹ nên kiểm tra về thành phần trên nhãn hộp và đảm bảo hộp sữa đó không dùng chất tạo ngọt, các loại hương liệu khác hay vani.
- Nếu như muốn trộn sữa chua và trái cây cùng nhau, nên chọn loại trái cây mà bé yêu thích để giúp bé quen dần.
- Cho bé tập làm quen với sữa chua (ít nhất khoảng 3 ngày) giống như một loại thức ăn mới để cơ thể bé tự điều chỉnh dần dần.
- Không ngâm sữa chua trong nước nóng hoặc lò vi sóng vì sẽ làm mất vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
- Ăn sữa chua xong, mẹ nhớ vệ sinh răng miệng cho bé, tránh việc xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
- Nếu như mẹ thấy xung quanh miệng bé phát ban, bé quấy khóc hoặc tiêu chảy sau khi được cho ăn sữa chua, hãy đưa bé đến gặp ngay bác sĩ.
Không chỉ có thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được sữa chua mà các mẹ còn có nhiều những thắc mắc và hiểu lầm khi cho bé ăn sữa chua. Mẹ hãy chú ý để tránh những sai lầm này.
Sữa chua hộp là loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo. Sữa chua nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu... Việc đánh giá 2 loại sữa chua này là như nhau là không đúng. Thực tế, sữa chua nước chỉ có giá trị dinh dưỡng bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó chúng không dùng để thay thế cho nhau.
Hầu hết các mẹ tin rằng sữa chua càng đặc càng tốt. Thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin... không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Nhiều mẹ sợ cho con ăn sữa chua lạnh con dễ bị viêm họng nên lựa chọn hâm nóng sữa chua. Tuy nhiên, hâm nóng bằng lò vi sóng hay nước nóng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi có trong sữa chua, làm mất đi tác dụng của sữa chua. Nếu mẹ sợ con ăn lạnh thì nên lấy sữa chua ra ngoài tủ lạnh trước khi cho con ăn khoảng 45 phút hoặc ngâm vào nước ấm tỷ lệ 2 sôi 1 lạnh và đảo đều sữa cho sữa được nguội đều và dùng ngay.
Theo các chuyên gia sữa bò tươi không có đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa công thức nên không nên thay thế sữa bò tươi bằng sữa mẹ/ sữa công thức. Sữa chua trải qua quá trình nuôi cấy phân hủy các protein sữa mới tạo nên thành phẩm nên dễ tiêu hóa hơn.
Câu trả lời là không. Sữa chua không nên kết hợp với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, chúng có thể giết chết các vi khuẩn có lợi. Bên cạnh đó, sữa chua ăn với xúc xích, thịt hun khói... dễ gây táo bón, đau dạ dày, thậm chí tử vong. Sữa chua nên kết hợp với các loại thực phẩm tinh bột cho bữa sáng như gạo, mì, bánh bao... các loại trái cây như táo, đào,chuối, bơ…
Sữa chua có thể kết hợp với một số loại trái cây (Ảnh minh họa)
Trên đây là những câu trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng ăn được sữa chua cùng những thông tin bổ sung về thời gian ăn, cách ăn, lượng ăn và những sai lầm của mẹ khi cho con ăn sữa chua. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho bé tập ăn sữa chua.
Link nội dung: https://oasisrestaurantaz.com/tre-may-thang-an-duoc-sua-chua-va-nen-an-bao-nhieu-la-tot-cho-be-a12355.html